5 CÁCH EQ CAO ĐỂ TƯƠNG TÁC VỚI NHÂN VIÊN TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG
Steph Stern, SIYLI
Đối với một số nhà quản lý và lãnh đạo, đó có thể là một thách thức lớn trong việc giữ cho một đội nhóm gắn kết và tập trung. Và trong một giai đoạn khủng hoảng thì nó còn khó khăn hơn cả.
Tuy nhiên, có những kỹ năng mà nhà quản lý, lãnh đạo có thể rèn luyện được nhằm giúp nhân viên vượt qua những thách thức theo cách bền vững và hiệu quả.
Tại SIYLI, chúng tôi đã học được rằng: điều này đòi hỏi việc nâng cao trí tuệ cảm xúc. Chúng tôi hợp tác với các công ty và tổ chức để triển khai các khóa đào tạo nhằm nâng cao sức khỏe, khả năng lãnh đạo, khả năng phục hồi và hợp tác. Cách tiếp cận của chúng tôi giúp cải thiện hiệu suất nhóm và trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc - khả năng xử lý hiệu quả cảm xúc của chúng ta và của người khác - luôn là một kỹ năng quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà quản lý và lãnh đạo. Tuy nhiên, trong thời điểm cảm xúc dâng cao này, với mức độ căng thẳng, mất tập trung và mất kết nối chưa từng có, nhu cầu về trí tuệ cảm xúc lúc này càng trở nên vô cùng cấp thiết.
Chúng tôi muốn chia sẻ một số chiến lược về thông minh cảm xúc cho các nhà quản lý, lãnh đạo để duy trì một đội nhóm gắn kết đặc biệt là trong trong giai đoạn đầy thử thách này.
Mô hình “tự chăm sóc”
Bất cứ ai đi máy bay đều đã từng nghe câu: “Trong trường hợp áp suất giảm đột ngột, mặt nạ dưỡng khí sẽ rơi từ trên cao xuống. Hãy giúp chính bạn trước khi hỗ trợ người khác.” Là một nhà lãnh đạo, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể quan tâm chăm sóc cho bản thân đồng thời vừa quan tâm, chăm sóc cả cho những đồng nghiệp của mình. Điều này cho phép chúng ta luôn ở trạng thái tốt nhất và là tấm gương chuẩn mực cho việc thực hành cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bản thân.
Tạm dừng một khoảng để hướng về bản thân mỗi ngày là rất hữu ích. Trong khoảng thời gian này, hãy xem liệu bạn có đã và đang bày tỏ lòng trắc ẩn không. Bạn có thể nhớ rằng đây là vùng chưa được khám phá mà tất cả chúng ta đều ở trong đó, không sao cả nếu cảm thấy khó khăn và không hiểu chính xác mọi thứ.
Mẹo: Hãy tạm dừng 1 khoảng thời giữa các cuộc họp hoặc email để thực hành sự tự trắc ẩn như một sự thiết lập lại và sử dụng thời gian đó để tạo cho bản thân sự ân cần và lòng trắc ẩn.
Hiểu được sự phân tâm và tạm dừng để có sự đồng cảm
Sự căng thẳng và không chắc chắn sẽ làm xói mòn sự tập trung và làm tăng sự phân tâm. Hiểu được rằng đội nhóm của bạn có thể bị mất tập trung và vào một số giai đoạn nào đó năng suất làm việc có thể xuống thấp hơn khi chuyển sang giai đoạn làm việc tại nhà. Nó thì không dễ chút nào để cảm nhận được mọi thứ mà người khác đang trải qua trong giai đoạn này, do vậy sự đồng cảm là hết sức cần thiết.
Sự đồng cảm giúp tạo ra một môi trường mà các thành viên trong nhóm cảm thấy an toàn để đặt câu hỏi hoặc bày tỏ mối lo ngại. Do đó, điều này tạo ra sự an toàn về mặt tâm lý, là yếu tố số một có thể tiên đoán được cho sự thành công của đội nhóm, bởi vì các thành viên có thể cảm thấy thoải mái khi đóng góp vào việc tạo ra các giải pháp sáng tạo.
Mẹo: Cần nhận thức rằng bạn chỉ cần lắng nghe sự giãi bày về những việc đồng nghiệp của bạn đang làm chứ không nhảy vào đưa ra giải pháp hoặc giải quyết sự cố ngay tức thì. Thể hiện sự đồng cảm bằng cách thấu hiểu cảm xúc của họ và đảm bảo rằng bạn hiểu quan điểm từ góc nhìn của họ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tạo kết nối, hãy thử thực hành “Họ cũng giống như tôi” này .
Bình thường hóa thăng trầm
Trong thời kỳ khủng hoảng, ở giai đoạn khởi động ban đầu: chuyển sang làm việc tại nhà, thay đổi chiến lược, chuyển sang trực tuyến. Sau đó, bắt đầu cuộc đua marathon: mọi thứ tiếp tục thay đổi và thay đổi, và như thông thường, luôn luôn có sự lên, xuống về mặt cảm xúc, năng lượng và sự tập trung.
Sẽ có những lúc bạn tràn đầy năng lượng và hứng khởi, nhưng cũng có những lúc bạn cần tiếp thêm sức lực. Điều này cũng áp dụng cho đội nhóm một cách tương tự; sẽ có lúc nhóm của bạn có thể di chuyển nhanh chóng, có lúc cần thời gian để nghỉ ngơi, cũng có lúc cần kết nối và nhìn lại.
Với tư cách là người quản lý và lãnh đạo, bạn có thể gọi điều này một cách rõ ràng và bình thường rằng mọi người nên dành thời gian nghỉ ngơi và nạp năng lượng. Đồng thời, cũng chú ý đến bức tranh tổng thể để đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm của bạn đang khôi phục chứ không chỉ đơn giản là ngồi nạp năng lượng mải và không chịu thoát ra để làm việc.
Mẹo: cách đơn giản để hiểu được các cảm xúc này, hãy thử bắt đầu các cuộc họp nhóm bằng cách “đăng ký trạng thái cảm xúc” ngắn trong đó mỗi người chọn một màu (đỏ, xanh lá cây hoặc vàng) để mô tả mức năng lượng hoặc trạng thái cảm xúc hiện tại của họ.
Cung cấp cơ hội nâng cấp kỹ năng
Đây là một kỹ năng có thể rèn luyện để xử lý những cảm xúc khó chịu - bao gồm tức giận, sợ hãi và lo lắng - trong khi duy trì một số thước đo về cân bằng nội tâm và năng suất. Nhóm của bạn có thể cần các kỹ thuật trí tuệ cảm xúc mới để quản lý căng thẳng và xây dựng sự tập trung và khả năng phục hồi, đồng thời có thể hưởng lợi từ các khóa đào tạo trực tuyến .
Ngay cả khi không có ngân sách cho việc đào tạo, bạn có thể giúp xây dựng các kỹ năng theo những cách nhỏ khác nhau. Bắt đầu cuộc họp bằng cách cùng nhau dành ra 1 khoảng ngắn để thực hành vài hơi thở sâu hoặc kêu gọi những người khác trong nhóm của bạn chia sẻ các phương pháp và kỹ thuật hữu ích cho họ.
Mẹo: Tổ chức các buổi thực hành chánh niệm để giúp mọi người tạm dừng và học những cách mới để tạo ra sự bình tĩnh, tập trung và khả năng phục hồi. Chúng tôi đã thấy nhiều khách hàng của mình bắt đầu tổ chức các buổi thực hành chánh niệm thường xuyên và đã tạo ra một bộ công cụ để giúp việc bắt đầu này trở nên đơn giản.
Khuyến khích kết nối
Ngay cả trong khủng hoảng, khi các cá nhân đang mãi tập trung vào cuộc sống và nghĩa vụ cá nhân của họ, thì họ vẫn có nhu cầu tiềm ẩn về kết nối xã hội, điều đó cũng không ngoại lệ với các nhân viên trong công ty chúng ta. Thật khó để tạo ra các kết nối riêng tư, cá nhân với mọi nhân viên công ty trong giai đoạn làm việc tại nhà, vì vậy điều quan trọng hơn là tạo ra các tương tác có chủ đích để kết nối với đồng nghiệp trong môi trường thực tế ảo và sắp xếp thời gian cho những kết nối riêng tư ngoài các cuộc họp công việc thông thường.
Mẹo: Hãy thử tổ chức một cuộc họp ảo “Water cooler”; chỉ khoảng 30 phút để giao lưu. Nếu bạn ở vị trí chức vụ khá cao, bạn có thể khuyến khích người khác tổ chức sự kiện này để giúp giữ cho nó bớt tính trang trọng.
Tiếp tục để tâm và điều chỉnh
Trong bối cảnh biến động khôn lường hiện tại, Sự thay đổi chính là điều duy nhất bất biến hiện tại. Hỗ trợ đồng nghiệp và nhóm của bạn bằng sự thông minh cảm xúc có nghĩa là luôn nhận thức được những thay đổi này và đáp lại bằng sự quan tâm và lòng trắc ẩn.
Mọi thứ thì thay đổi liên tục, do vậy hãy tiếp tục quay lại những ý tưởng này thường xuyên để đảm bảo rằng bạn đang quan tâm đến bản thân, hỗ trợ nhóm của mình và điều chỉnh những gì không còn hoạt động. Nó sẽ giúp trau dồi khả năng phục hồi cho bản thân và hỗ trợ nhóm của bạn luôn gắn kết, lành mạnh và kết nối.
________________________________________
Nguồn: https://siyli.org/resources/high-eq-ways-to-engage-with-employees-during-a-crisis
Bài viết này được chọn lọc, chuyển ngữ, và biên tập bởi một Nhóm IPLer của Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6