Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở mọi quốc gia. Chính vì vậy, công nghệ số ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Việc chuyển đổi số ở các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong những năm qua đã mang lại cho các ngân hàng những lợi ích và lợi thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số ở các NHTM đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và vấn đề đặt ra cho các NHTM là cần chuyển đổi số thế nào cho phù hợp với điều kiện và xu hướng hiện nay. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng chuyển đổi số, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà các NHTM đang phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số ở các NHTM trong thời gian tới.
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025, cụ thể như sau: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (đến năm 2030 là 100%); kinh tế số chiếm 20% GDP (đến năm 2030 là 30%); tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu là 10% (đến năm 2030 là 20%); Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (đến năm 2030 thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin)...
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được sử dụng khá phổ biến trong thực tế cấp tín dụng. Khuôn khổ pháp lý chung về bảo lãnh nằm trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (Bộ luật Dân sự). Pháp luật chuyên ngành cũng bổ sung một số nguyên tắc cho khuôn khổ pháp lý chung này.
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ vốn đối với các chủ thể trong một nền kinh tế.
Giá trị thương hiệu là một vấn đề mới mẻ và chưa đạt được nhất trí cao giữa các nhà khoa học về tiếp thị cũng như các nhà kinh doanh. Hơn nữa, các mô hình về các thành phần của giá trị thương hiệu và cách đo lường chúng đã được phát triển trên thế giới thường có mức độ phù hợp với nước ta không cao.
Ngày 09/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Quyết định 316). Theo Quyết định này, thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) là 02 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money. Kết quả thí điểm triển khai dịch vụ Mobile-Money sẽ là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành các quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Để tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, đồng thời thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), ngành Ngân hàng đã liên tiếp có các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thanh toán điện tử, đồng thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đẩy mạnh cung ứng dịch vụ TTKDTM, tăng cường kết nối hệ thống thanh toán điện tử với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, tạo sự đồng bộ và phát triển hệ sinh thái số đa dạng, gia tăng tiện ích cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục đưa ra các thay đổi liên quan đến giá mua, bán USD...
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) không chỉ mang đến những thay đổi về mô hình tổ chức, chức năng hoạt động, cách thức quản trị nguồn nhân lực mà còn tác động mạnh mẽ tới yêu cầu kỹ năng công việc của người lao động trong các tổ chức tín dụng nói chung và quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng. Việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với đặc trưng riêng của QTDND là rất cần thiết giúp các tổ chức này tiếp tục phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó, bài viết đề cập thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại các QTDND Việt Nam và một số gợi ý nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của các QTDND Việt Nam.
Trong nửa cuối tháng 8, nhiều ngân hàng đã giảm mạnh biểu lãi suất tiết kiệm trong đó có tới 2 trong 4 “ông lớn” quốc doanh điều chỉnh giảm 0,1 điểm % lãi suất đối với các khoản tiền gửi từ 12 tháng trở lên.
[Talkshow Nguy-Cơ] Bất cứ ai cũng có thể trở thành "Nhà đầu tư" Khách mời: Kendrick Nguyen, Founder & CEO công ty Republic.co
Mức phí được điều chỉnh giảm trong quãng thời gian từ 1/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022...
Nhiều doanh nghiệp mong mỏi, Ngân hàng Nhà nước có động thái sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để nới lỏng tiền tệ, ví dụ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vừa để “bơm” tiền vào nền kinh tế, vừa giảm chi phí vốn cho ngân hàng nhằm giảm lãi suất cho vay...
Nhiều ứng dụng và website đang chạy quảng cáo để lôi kéo người dân tham gia vào sàn giao dịch ảo, dán mác quốc tế nhưng chưa hề được cấp phép tại Việt Nam.
Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/9 tới, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm.
Tin tức - Sự kiện
Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng đến phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, nhờ những điều chỉnh kịp thời một số ngân hàng vẫn đạt kết quả ấn tượng, trong đó, VietABank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và được các tổ chức quốc tế vinh danh với 3 giải thưởng uy tín.
Hình ảnh - Video
Điểm qua một số kết quả hoạt động kinh doanh nổi bật đạt được trong năm 2020 của VietABank
Hình ảnh buổi Lễ tri ân Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 dành cho giảng viên nội bộ VietABank Khu vực phía Nam