Một trong những giải pháp hữu hiệu chính là “Làm thế nào để cá nhân hóa quá trình đào tạo hội nhập”? Cùng thực hiện 05 bước dưới đây để đào tạo hội nhập trở nên cá nhân hóa!
Bước 1: Opening – Mở màn và giới thiệu ấn tượng
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình đào tạo hội nhập. Khác với cách đào tạo truyền thống, đào tạo hội nhập cần mang tính cá nhân hóa. Bạn cần tìm hiểu về đối tượng học viên/ nhân viên sẽ tham dự chương trình này. Họ đến từ đâu, phòng ban nào, năng lực gì, cấp độ,… Càng chi tiết thông tin về nhóm đối tượng tham dự, bạn càng dễ dàng khởi động thành công trong phần mở màn này.
Bạn chỉ có rất ít thời gian để tạo ấn tượng đối với người tham dự, hãy mở đầu bằng cách kiểm tra mức độ sẵn sàng của từng nhân viên khi tham gia đào tạo. Tiếp đến chia sẻ những giá trị mà chương trình đào tạo hội nhập mang lại. Cuối cùng, thỏa thuận với những nhân viên mới về phương pháp triển khai nội dung chương trình, khóa đào tạo.
Bước 2: Section – Dẫn giảng nội dung theo quy trình
Sau phần mở màn giới thiệu đầy ấn tượng, cần dẫn dắt nội dung chương trình theo quy trình cụ thể. Buổi đào tạo bao gồm giới thiệu danh sách công việc, giải thích cụ thể và gợi ý cách thực hiện. Mỗi cá nhân sẽ gặp phải những khó khăn khác nhau, vì thế đừng gộp chung tất cả để phân chia công việc hay gợi ý cách thực hiện tương tự. Cá nhân hóa danh sách công việc của mỗi nhân viên mới để quá trình đào tạo hội nhập trở nên phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Hãy áp dụng 8 bước dẫn giảng chuyên nghiệp theo mô hình In-LEAD-OUT với từng nội dung chính của chương trình. Với bước đầu tiên là “Intro – Giới thiệu mở màn”. Tiếp đến “Link to the section – Dẫn dắt vào từng nội dung”. Cần “Explain – Giải thích” và gợi ý cách thực hiện nếu nhân viên mới gặp khó khăn. Tiếp đến, “Ask, Answer, Action – Hỏi, trả lời, thực hiên” để biết họ có thực sự hiểu và làm được phần nội dung vừa rồi.
Sau khi hiểu và thực hành, hãy “Done deal – Đồng thuận và chốt” với kết quả vừa nhận được. Tiếp đến, “Outcome – Tổng kết kết quả” của các nhân viên mới. Sau đó, hãy cho họ “Use – Vận dụng” vào công việc sắp tới. Và cuối cùng là “Thanks – Cảm ơn” các học viên đã tham gia tích cực và hiệu quả.
Bước 3: Call to Action – Kêu gọi hành động dựa trên mục tiêu chính
Kêu gọi hành động dựa trên mục tiêu
Với mong muốn sau chương trình đào tạo, nhân viên mới sẽ áp dụng vào công việc và thực hành ngay tại nơi làm thì doanh nghiệp cần kêu gọi hành động. Bằng cách đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để các nhân viên mới hoàn thành công việc. Chuẩn bị tốt nhất những công cụ, thiết bị, tài nguyên, phần mềm và nguồn lực mà doanh nghiệp có thể đáp ứng cho từng yêu cầu khác nhau của nhân viên. Điều này giúp khích lệ họ áp dụng những kiến thức mới vào công việc thực tế.
Hãy tạo môi trường thực hành với các hoạt động thú vị để khích lệ nhân viên mới. Trước khi tổ chức các hoạt động, đừng quên nhắc lại nội dung chính đã chốt trước đó để nhân viên tham gia vận dụng từ phần dẫn giảng vào thực hành.
Bước 4: Answering – Giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin
Nhân viên mới chắc chắn sẽ gặp những khó khăn trong quá trình đào tạo hội nhập vì chưa hiểu hết về doanh nghiệp và các phòng ban. Chính vì thế, cần giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin cho các đối tượng này. Bằng cách áp dụng kỹ thuật giải đáp để trả lời những thắc mắc hay khó khăn của người học.
Để thực hiện công việc này, cần áp dụng kỹ thuật 3L bao gồm Lắng nghe – Lặp lại – Linh hoạt. Cụ thể, hãy lắng nghe câu hỏi, sau đó lặp lại những ý chính trong đó. Tiếp đến hãy linh hoạt trong phần trả lời. Nếu không chắc chắn về câu trả lời, bạn có thể linh hoạt bằng cách tổ chức hoạt động thảo luận hoặc nhờ một “chuyên gia” nào đó giải đáp. Mỗi nhân viên sẽ gặp những thắc mắc khác nhau trong quá trình làm việc, hãy giải đáp phù hợp theo từng đối tượng.
Bước 5: Right Ending – Kết thúc hoàn hảo
Để kết thúc quy trình đào tạo hội nhập, có thể sử dụng cấu trúc RIGHT. Đây là bước cuối cùng trong chương trình đào tạo nhưng cực kỳ quan trọng. Cấu trúc RIGHT gồm 5 phần. Đầu tiên là Review – ôn tập lại kiến thức mà nhân viên mới học được. Kế tiếp là Inspiring – truyền cảm hứng cho những người tham gia để họ tiếp tục vận dụng kiến thức mới vào công việc.
Kế đến, Growing plan – lên kế hoạch phát triển sau khóa học cho những cá nhân tham gia chương trình đào tạo. Tiếp theo, Hotline – cung cấp cho nhân viên mới những số điện thoại có thể liên hệ khẩn cấp khi gặp phải khó khăn, thắc mắc. Cuối cùng, Thanks – phát biểu lời cảm ơn cho sự cố gắng của mọi người khi tham gia chương trình đào tạo. Phần kết thúc này giúp nhân viên mới ôn tập lại nội dung chính để ghi nhớ lâu hơn và có thêm động lực để bắt đầu công việc mới.
Nguồn: Leadershipskills.vn